Hẳn là cũng giống người viết, nhiều ng theo dõi và đồng hành cùng Bkav từ năm 2015 đến bây giờ nhiều khi cảm thấy khó hiểu về những quyết định, về cách làm của Bkav mà người đứng đầu là anh Quảng.
...
NGUYỄN TỬ QUẢNG, ANH LÀ DOANH NHÂN HAY LÀ KỸ SƯ?
Lưu ý: Bài viết này mang tính tung hô, nếu copy lại vui lòng không cắt ghép tránh làm móp méo câu chữ của tôi, nếu không thì vui lòng dẫn nguyên link.
Hẳn là cũng giống người viết, nhiều ng theo dõi và đồng hành cùng Bkav từ năm 2015 đến bây giờ nhiều khi cảm thấy khó hiểu về những quyết định, về cách làm của Bkav mà người đứng đầu là anh Quảng. Nhiều kẻ khẩu nghiệp còn dùng những điều đó để đả kích, dè bỉu thậm chí là chế giễu và xúc phạm không chỉ cá nhân anh Quảng mà còn rất nhiều những đồng nghiệp của anh Quảng và người thân của họ.
Với một doanh nhân thì quan trọng nhất là lợi nhuận là thị trường và là giá trị của công ty mình đang xây dựng, hoặc cao hơn cả là đầu tư những thứ mang tính xã hội và làm từ thiện để đc cái tiếng thơm, thậm chí là rải tiền ra thuê kẻ khác viết báo, làm thơ khen anh. Nhưng ông anh làm Bphone dường như ko phải nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, bởi nếu để chiếm thị trường với đặc thù dân số trẻ thì phải làm những chiếc máy giá rẻ, thời trang và hướng tới cấu hình cao để ng mua có thể chơi game hay lôi cấu hình ra mà khè nhau. Ông anh làm Bphone dường như cũng không nhắm đến lợi nhuận bởi ở VN lợi nhuận nhiều nhất vẫn cứ là thương mại thuần túy, làm dịch vụ hoặc buôn đất bán nhà chứ chẳng bao giờ là bỏ tiền túi đến cả vài ngàn tỷ ra (mà ko biết đến ngày thu lại) để tự mày mò làm cái mà hoàn toàn có thể đi đặt hàng từ thiết kế đên gia công rồi chỉ việc đem về bán. Ông anh làm Bphone có làm giá trị Bkav tăng lên hay ko thì chả mấy ai rõ do Bkav ko lên sàn thành ra về vấn đề này ng viết không dám chém. Còn về danh tiếng thì như mọi ng đã rõ, ông anh có thêm nhiều người bạn, nhiều người mến mộ và đương nhiên ông anh cũng nhận về cho mình (hay nói chính xác hơn là thiên hạ cứ dúi vào tay anh) một đống biệt danh khó nghe (hay nói chính xác hơn là vô văn hóa) đến từ những kẻ không ưa anh cứ như thể là sự phát triển của Bkav/Bphone là một nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến bát cơm manh áo của họ vậy.
Bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào thì cũng phải bán đc sản phẩm. Đó là tiêu chí hàng đầu, bán đc càng nhiều càng tốt để chiếm thị phần càng lớn càng tốt và đó là chỉ dấu đầu tiên cho sự thành công. Nơi nào cũng vậy. Nhưng khoan, đó là điều chỉ đúng với những quốc gia có nền tảng khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và đặc biệt là nền tảng sản xuất đc xây đắp và thử thách qua hàng trăm năm, bét ra cũng là hàng chục năm. Khi đó một doanh nghiệp sản xuất đc hỗ trợ bởi rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất khác giúp rút ngắn đáng kể thời gian nghiên cứu phát triển, kiểm thử và sản xuất hàng loạt cho dù sản phẩm đó là thuộc một dòng sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường hay đó là một dòng sản phẩm mới với những ý tưởng mới hoàn toàn. Khi đó công việc của các nhà sản xuất sản phẩm “end user” là làm sao để đua nhau về doanh số, doanh thu và thị trường.
Còn với những quốc gia đi lên từ đồng lúa và đi ra từ chiến tranh, cấm vận như Việt Nam thì mỗi khi doanh nghiệp muốn làm cái gì đó liên quan đến công nghệ và sản xuất công nghiệp thì đều phải bắt đầu từ con số 0 tròn trĩnh do những nền tảng kia hoặc là ko có hoặc là rất yếu. Doanh nghiệp sẽ phải tự xây dựng cho mình những nền tảng đó một cách có chọn lọc để hài hòa đc giữa phát triển về thương mại và phát triển về năng lực công nghệ. Tất nhiên, trong vấn đề này, ai có nguồn tài chính dồi dào hơn thì người đó có nhiều lợi thế hơn và với một công ty công nghệ/công nghiệp thì phải đạt đc đồng thời cả hai yếu tố là thị phần và năng lực công nghệ tự thân thì mới có thể coi là thành công.
Nếu bạn không có thực sự nhiều tiền những vẫn muốn làm một cái gì đó trong lĩnh vực đầy chông gai này thì sao? Đó là khi bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất đó là bạn phải là một kỹ sư - một kỹ sư cứng. Thực tế là một doanh nghiệp đc điều hành bởi một doanh nhân thì luôn có cách làm khác biệt với một doanh nghiệp đc điều hành bởi những ng có xuất thân là một kỹ sư cho dù cả hai doanh nghiệp đều có chung mục tiêu. Và trong khía cạnh này thì Bkav chính là một công ty đc điều hành bởi một kỹ sư như thế. Anh Quảng làm Bphone dường như là để tạo ra tiền đề/nền tảng không chỉ cho Bkav mà còn cho nền công nghệ/công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Thông qua thực tiễn đã đào tạo và vun đắp năng lực cho những lớp kỹ sư trẻ và thổi vào họ một ý chí rằng cùng nhau chúng ta có thể làm đc và làm tốt những điều mà Tây mà Tàu đã và đang làm rất tốt, để từ đó là những hy vọng về sự vượt mặt và soán ngôi trong tương lai. Anh Quảng không bằng lòng với việc áp dụng mô hình ODM, SDK, CDK hay CBU nhằm tạo ra một sản phẩm thuần Việt nhất có thể và cho mọi ng thấy không nhất thiết phải phụ thuộc vào Trung Quốc để R&D và sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh dù cho phương án này có lợi nhất về mặt thương mại. Anh Quảng sẵn sàng chịu nhiều sức ép để kiên quyết làm và bán Bphone ở mức giá cao (cận cao cấp) thay vì chấp nhận giá thấp để chạy theo doanh số dường như là để tạo động lực cho chính đội ngũ Bkav phải làm việc để cho ra những sản phẩm, những tính năng xứng đáng với số tiền và kỳ vọng của những ng đã móc hầu bao ra mua một chiếc Bphone. Bphone không muốn nhận về những lời bao biện hay bênh vực theo kiểu “ôi hàng giá rẻ thì thế thôi, không đòi hỏi hơn đc”. Trong xã hội anh Quảng có thể có nhiều danh xưng, nhưng có lẽ từ trong tâm khảm của mình, anh ấy luôn nghĩ: “Mình là một kỹ sư”. Nếu Bphone không đc xây dựng lên bởi một kỹ sư thì hôm nay Bphone đã trông giông giống và nhang nhác (cả về phần cứng lẫn phần mềm) một chiếc điện thoại bất kỳ nào đó đến từ Trung Quốc rồi.
Và như thường lệ, nhân vô thập toàn, anh Quảng - mà theo ng viết - thì cũng mang trong mình một số những tính xấu của mấy ông kỹ sư mà xin đc kể ra sau đây.
- Xuề xòa quá mức! Lên làm việc với Thủ tướng, VTV đến quay mà mặc như kiểu khoác vội cái áo vest. Bao lần báo chí đến phỏng vấn chụp ảnh nhưng gần như lần nào cũng là cái áo trắng cộc tay với đc kẻ màu đỏ.
- Cầu toàn đến mức cực đoan! Anh Quảng dường như đặt rất cao yếu tố kỹ thuật của sản phẩm, luôn yêu cầu hoàn thành ở mức cao nhất có thể, Bphone phải hoàn hảo nhất có thể trước khi tung ra và sẵn sàng bỏ qua các yếu tố về thị trường và kinh doanh. Một ví dụ thứ hai đó là việc trì hoãn bán ra B40/60 và AriB bất chấp sự ngóng đợi của mọi người. Đáng ra thì cứ bán đi rồi OTA lên Android 10 sau nhưng tính ông anh lại quá cầu toàn khi muốn hoàn thiện android 10, cài lên máy xuất xưởng rồi mới bán B40/60 ra ở trạng thái hoàn thiện và chuẩn chỉnh nhất có thể. Hay như AriB thì có liên quan gì đến Android đâu, làm xong rồi và hẳn là nhân viên Bkav cũng dùng test chán ra rồi mà ko chịu bán lại cứ nhất định đợi B40/60 xong android 10 thì mới chịu bán ra một thể cơ. Bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội về thị trường.
- Bảo thủ! Ng viết cũng đã vài lần inbox riêng với ông anh và nhận thấy rằng để thay đổi suy nghĩ của anh Quảng thì bạn phải có lập luận sắc bén đi cùng dẫn chứng cụ thể, chắc chắn và rõ ràng. Ngay cả khi có đc những điều đó thì cũng ko có gì đảm bảo việc bạn sẽ khiến anh Quảng có chung suy nghĩ với bạn. Tất nhiên, nếu bảo thủ 100% thì không bao h gây dựng được cơ nghiệp như ngày hôm nay.
- Như bao ng làm kỹ thuật thuần túy khác, anh Quảng có thể nói là ng ko nhạy bén trong công tác truyền thông, quảng cáo. Cái này thì cứ nhìn cách ông anh chạy quảng cáo cho Bphone (nhất là B86) là hiểu. Rời rạc, không thống nhất, đôi khi là đầu tư không đúng lúc đúng chỗ đúng đối tượng. Cũng đã có hàng tá góp ý, nhưng chắc ng yêu mến Bphone vẫn phải đợi thêm một thời gian nữa để thấy đc những chiến dịch quảng cáo có hiệu quả của Bkav cho Bphone.
- Thẳng tính quá nhưng đôi khi ko điều tiết đc lại thành NỔ mặc dù ông anh nói ko sai. Làm chủ doanh nghiệp như anh thì càng cần khéo léo nhiều hơn nữa, nhất là trên mặt báo.
- Đang nghĩ … cập nhật sau ...
Bkav và Bphone còn vô vàn khó khăn phải vượt qua bởi như đã nói - một doanh nghiệp công nghệ đích thực thì phải có cả thị trường và năng lực công nghệ tự thân. Và để làm đc điều đó anh Nguyễn Tử Quảng không thể là một doanh nhân mà phải là một Tổng công trình sư.
“Trong tiếng Việt, thuật ngữ Tổng công trình sư là một từ gốc tiếng Trung "总工程师". Đến lượt mình, từ này bắt nguồn từ một chức danh chính thức trong ngành công nghiệp của Liên Xô "Главный Конструктор" (Glavny Konstruktor), gần tương đương với khái niệm "Chief Designer" trong tiếng Anh.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%C3%B4ng_tr%C3%ACnh_s%C6%B0”
Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân và mặc dù Bkav cũng chỉ là một trong những công ty công nghệ của Việt Nam nhưng do anh Nguyễn Tử Quảng là một trong những nhân vật mà ng viết mến mộ nên bài viết này xin phép ko đề cập đến những “con người thầm lặng” khác của Việt Nam.
Bài viết gốc Tại đây