Những thay đổi quan trọng về xử lý hóa đơn sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP - Bkav Corporation Tiếp tục gia hạn giảm 2% thuế GTGT đến hết tháng 6/2025 - Bkav Corporation - Bkav.com.vn
Trong bối cảnh hóa đơn điện tử ngày càng phổ biến, việc phát sinh sai sót trong quá trình lập hóa đơn là khó tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dữ liệu kế toán, kê khai thuế, và tuân thủ pháp luật. Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã đưa ra những thay đổi đáng kể trong quy định về xử lý hóa đơn điện tử sai sót. Bài viết sẽ tập trung phân tích chi tiết những thay đổi cốt lõi này, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và hướng dẫn xử lý hóa đơn sai sót một cách kịp thời, chính xác và đúng quy định pháp luật.
1. Tổng quan Nghị định 70/2025/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ
2. Những thay đổi quan trọng về xử lý hóa đơn sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP
1.1 Bỏ quy định hủy hóa đơn điện tử khi có sai sót
1.2 Bổ sung quy định lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai
1.3 Bổ sung quy định lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai
1.4 Bổ sung quy định trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT có sai sót
3. Cách xử lý hóa đơn có sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-cP
4. Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon sẵn sàng đáp ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP
1. Tổng quan Nghị định 70/2025/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 20/3/2025, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2025.
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP chỉnh sửa, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
Nghị định sửa đổi, bổ sung 40/61 Điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Các điểm sửa đổi và bổ sung tập trung vào việc mở rộng phạm vi áp dụng, giới thiệu các loại hóa đơn mới, điều chỉnh thời điểm lập hóa đơn, thay đổi yêu cầu về nội dung hóa đơn, quy định lại quy trình xử lý sai sót và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là các nhà cung cấp.
>> Xem ngay: Các điểm mới của Nghị định 70/2025/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ
2. Những thay đổi quan trọng về xử lý hóa đơn sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Loại sai sót |
Xử lý theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
Xử lý theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP |
Lưu ý theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP |
Hóa đơn có mã cơ quan thuế, phát hiện sai sót, chưa gửi người mua |
Được phép hủy hóa đơn sai và lập hóa đơn mới. |
Không được hủy. Phải lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. |
Cần văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân) |
Hóa đơn đã gửi người mua, sai sót về mã số thuế, tên, địa chỉ người mua |
Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. |
Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. |
Cần văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân) |
Hóa đơn đã gửi người mua, sai sót về số tiền, thuế suất, tiền thuế |
Lập hóa đơn điều chỉnh (chỉ ghi phần chênh lệch tăng/giảm). |
Lập hóa đơn điều chỉnh (chỉ ghi phần chênh lệch tăng/giảm). |
Cần văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân) |
Hóa đơn đã gửi người mua, sai sót về tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng (không ảnh hưởng số tiền) |
Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. |
Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế. |
Cần văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân) |
Trả lại hàng hóa, dịch vụ |
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc hóa đơn trả lại hàng (tùy trường hợp). |
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc hóa đơn trả lại hàng (tùy trường hợp). Có thể người mua lập hóa đơn trong một số trường hợp đặc thù (tài sản đăng ký). |
Cần văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân).Nội dung hóa đơn trả lại hàng cần tuân thủ quy định chi tiết. |
Lập một hóa đơn xử lý cho nhiều hóa đơn sai sót |
Không có quy định rõ ràng cho phép tổng hợp nhiều hóa đơn sai để lập một hóa đơn điều chỉnh/thay thế. |
Được phép lập một hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho nhiều hóa đơn sai sót trong cùng tháng, cùng người mua. |
Cần lập kèm bảng kê chi tiết các hóa đơn bị sai và nội dung điều chỉnh/thay thế.Yêu cầu văn bản thỏa thuận (tổ chức/doanh nghiệp) hoặc thông báo (cá nhân) cho tất cả các hóa đơn sai. |
2.1 Bỏ quy định hủy hóa đơn điện tử khi có sai sót
Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Khoản 13, Điều 1, Nghị định 70/2025/NĐ-CP (sửa đổi tên Điều 19 và sửa đổi, bổ sung Điều 19, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) bỏ quy định hủy hóa đơn điện tử đã lập sai.
Hiện hành: Tại Điều 19, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định trường hợp người bán phát hiện HĐĐT đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán hủy hóa đơn đã lập sai và lập hóa đơn mới.
2.2 Bổ sung quy định lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai
Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Từ ngày 1/6/2025 trước khi điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai, đối với người mua là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: người bán, người mua phải có văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai. Lưu ý: Nếu người mua là cá nhân thì người bán thông báo cho người mua hoặc thông báo trên website của người bán.
Hiện hành: Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không bắt buộc có văn bản thỏa thuận về việc điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử lập sai.
2.3 Bổ sung quy định lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai
Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Từ ngày 1/6/2025 các doanh nghiệp, đơn vị có thể lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai trong cùng tháng của cùng 01 người mua.
Hiện hành: Lập hóa đơn thay thế hoặc hóa đơn điều chỉnh cho từng hóa đơn đã lập có sai sót.
2.4 Bổ sung quy định trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT có sai sót
Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Quy định rõ trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế đã lập sai thì xử lý như sau:
- Cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra nội dung sai.
- Người bán có trách nhiệm rà soát theo thông báo của cơ quan thuế và thực hiện điều chỉnh, thay thế hóa đơn theo quy định.
Lưu ý: Từ 01/06/2025 bỏ quy định trong 01 ngày làm việc cơ quan thuế phải thông báo về việc tiếp nhận và xử lý do người nộp thuế tự chịu trách nhiệm về việc rà soát.
3. Cách xử lý hóa đơn có sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Trường hợp |
Hướng dẫn xử lý hóa đơn sai sót |
Kê khai thuế |
Trường hợp có sai về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai |
|
Người bán thực hiện kê khai thuế theo quy định, các thông tin về tên địa chỉ của người mua được kê khai theo thông tin đã được điều chỉnh đúng. |
Trường hợp hóa đơn sai mã số thuế; sai về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng |
|
Người bán thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo hóa đơn gốc và hóa đơn điều chỉnh (nếu có ảnh hưởng đến số thuế).
|
4. Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon sẵn sàng đáp ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon là phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu tại Việt Nam. Phần mềm cập nhật liên tục các quy định pháp luật mới để đáp ứng kịp thời các nghiệp vụ về hóa đơn, chứng từ liên quan đến Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC và sắp tới là Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 01/06/2025
Bkav eHoadon được sử dụng hoàn toàn online, không cần cài đặt, chỉ vài phút là có thể xuất hóa đơn. Giải pháp đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu với Chữ ký số và các giải pháp an ninh của Tập đoàn công nghệ Bkav.
>> Đăng ký sử dụng ngay Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon để xuất hóa đơn chuẩn Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Tuân thủ nghiêm túc các quy định mới về xử lý hóa đơn sai sót theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý minh bạch, hiệu quả, góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh và chuyên nghiệp.
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
Tư liệu tham khảo:
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Thư viện pháp luật;
- Luật Việt Nam.
Ngày 30/11/2024, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức thông qua quyết định giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong 6 tháng đầu năm 2025, từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025.
1 Nghị quyết số 218/NQ-CP của Chính Phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024
2 Nghị quyết kỳ họp thứ 8 về chính sách giảm thuế GTGT năm 2025
3 Chính sách giảm thuế GTGT hiện hành theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
3.1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
3.2 Đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 72/024/NĐ-CP
1. Nghị quyết số 28/NQ-CP của Chính Phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024. Theo nội dung tại Nghị quyết, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính về việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sớm tổng kết, đánh giá và tham mưu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025 để có thể triển khai ngay từ đầu năm, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025 để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo xử lý, bảo đảm thời hạn yêu cầu.
>> Xem chi tiết: Nghị quyết số 218/NQ-CP của Chính Phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024
2. Nghị quyết kỳ họp thứ 8 về chính sách giảm thuế GTGT năm 025
Tại kỳ họp 8, Quốc hội quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a mục 1.1 khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
Nghị quyết số 43/2022/QH15 được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 11/01/2022. Tính từ thời điểm ban hành Nghị quyết số 43, Quốc hội đã 3 lần thông qua chính sách giảm thuế GTGT còn 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể tại Nghị quyết và Nghị định hướng dẫn.
- Lần 1 – Áp dụng từ 01/02/2022 – 31/12/2022: Giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15, hướng dẫn tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP
- Lần 2 – Áp dụng từ 01/7/2023 – 31/12/2023: Giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15, hướng dẫn tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP
- Lần 3 – Áp dụng từ 01/7/2024 – 31/12/2024: Giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15, hướng dẫn tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP
- Lần 4 – Áp dụng từ 01/01/2025 – 30/06/2025: Giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 174/2024/QH15, hướng dẫn tại Nghị định 180/2024/NĐ-CP
>> Xem chi tiết: Nghị quyết 174/2024/QH15
3. Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP
3.1 Nghị định 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội.
>>Tải file: Nghị định 180/2024/NĐ-CP
3.2 Đối tượng giảm thuế GTGT theo Nghị định số 180/024/NĐ-CP
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 180/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2025, chính sách giảm thuế GTGT xuống còn 8% được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
>>>Tải file: Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP: Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế suất thuế GTGT
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Nhóm hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT
Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế GTGT đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT 2008 thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT 2008 và không được giảm thuế GTGT.
3.3 Mức giảm thuế GTGT
Khoản 2, Điều 1, Nghị định 180/2024/NĐ-CP quy định mức giảm thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế như sau:
- Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
- Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
Mức giảm thuế GTGT theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP
3.4 Thời gian áp dụng
Nghị định số 180/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 1174/2024/QH15 của Quốc hội được áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 30/06/2025.
Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon đã cập nhật các tính năng đáp ứng kịp thời nghiệp vụ giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 174/2024/QH15 và Nghị định 180/2024/NĐ-CP.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 174/2024/QH15 và Nghị định 180/2024/NĐ-CP tại đây.
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
Tư liệu tham khảo:
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Thư viện pháp luật;
- Luật Việt Nam.