Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có cần chữ ký số không? - Bkav Corporation Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế giá trị gia tăng theo nghị quyết 142/2024/QH15 - Bkav Corporation - Bkav.com.vn
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền là HĐĐT có mã của Cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến Cơ quan Thuế. Vậy trên HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có cần chữ ký số không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
1. HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền cần có chữ ký số không?
2. Cách nhận biết HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền
3. Cách tra cứu HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền
1. HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có cần chữ ký số không?
Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, HĐĐT có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế cần có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế
Căn cứ Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
>> Căn cứ các quy định nêu trên thì HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền không bắt buộc có chữ ký số
2. Cách nhận biết hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
Nhận biết HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền thông qua một số tiêu chí sau:
- Ký hiệu hóa đơn: Ký tự thứ 5 là M (Máy tính tiền)
- Mã của cơ quan thuế: Gồm 23 ký tự có cấu trúc như sau: C1C2C3C4C5C6C7C8C9C10C11C12C13C14C15C16C17C18C19C20
- Trong đó:
- Một ký tự đầu C1: Là chữ cái M cố định để thể hiện dấu hiệu nhận biết HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
- Một ký tự C2: Là ký hiệu được gắn cố định để thể hiện loại HĐĐT từ 1 đến 6 theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
- Hai ký tự C3C4: Là 02 số cuối của năm phát hành hóa đơn được sinh tự động từ phần mềm bán hàng của người nộp thuế.
- Năm ký tự C5C6C7C8C9: Là một chuỗi 05 ký tự do cơ quan thuế cấp theo hình thức tự sinh từ hệ thống HĐĐT của cơ quan thuế đảm bảo tính duy nhất.
- Mười một ký tự C10C11C12C13C14C15C16C17C18C19C20: Là chuỗi 11 số tăng liên tục được tự sinh từ phần mềm bán hàng.
- Dấu gạch ngang (-): Là ký tự để phân tách các nhóm ký tự thể hiện loại hóa đơn, năm phát hành hóa đơn tự sinh từ phần mềm bán hàng, ký tự do cơ quan thuế cấp, chuỗi số tăng liên tục tự sinh từ phần mềm bán hàng.
- Mã của cơ quan thuế trên HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có thể thiết lập cho nhiều máy tính tiền tại 01 hoặc nhiều địa điểm kinh doanh, đơn vị phụ thuộc đảm bảo tính duy nhất của từng hóa đơn.
- Trong đó:
- Chữ ký người bán: Thường không cần hiển thị thông tin chữ ký số của người bán trên hóa đơn.
3. Cách tra cứu HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền
Để tra cứu HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, Bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập và đăng nhập hệ thống tra cứu HĐĐT của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
- Bước 2: Vào mục “Tra cứu”, chọn “Tra cứu hóa đơn”
- Bước 3: Chọn tab “Tra cứu HĐĐT mua vào”
- Bước 4: Vào ô “Kết quả kiểm tra” chọn “Tổng cục thuế đã nhận hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền”
HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền không cần có chữ ký số, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh xuất hóa đơn một cách nhanh chóng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo tính pháp lý theo quy định.
Quý khách hàng quan tâm giải pháp HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
Tư liệu tham khảo:
- Tổng Cục thuế;
- Luật Việt Nam;
- Hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế.
Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể sau khi Nghị quyết 142/2024/QH15 được ban hành. Một trong những điểm mới nổi bật là việc giảm 2% thuế suất GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Để tận dụng được ưu đãi từ chính sách thuế, doanh nghiệp cần nắm vững cách kê khai phụ lục giảm thuế GTGT. Bài viết này sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện kê khai phụ lục giảm thuế GTGT một cách chính xác và hiệu quả.
1. Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
1.2 Đối tượng, mức giảm và thời gian áp dụng chính sách giảm thuế GTGT
2.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2
3.1 Khi nào cần kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
3.2 Mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
4. Giải pháp xuất hóa đơn điện tử đáp ứng Nghị quyết 142/2024/QH15 về giảm thuế GTGT
1. Chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
1.1.1 Nghị quyết 142/2024/QH15 về chính sách giảm thuế GTGT
Sáng 29/06/2024, tại phiên bế mạc kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 142/2024/QH15. Theo đó, thời gian giảm thuế GTGT 2% (từ 10% xuống 8%) được kéo dài thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
1.1.2 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Ngày 30/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/06/2024 của Quốc hội.
>> Tải file: Nghị định 72/2024/NĐ-CP
1.1.3 Công điện 04/CĐ-TCT triển khai Nghị định số 72/2024/NĐ-CP
Ngày 30/06/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công điện 04/CĐ-TCT triển khai Nghị định số 72/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội.
Nội dung Công điện nêu rõ: “Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế chủ động tuyên truyền, phổ biến cho người nộp thuế trên địa bàn để kịp thời thực hiện Nghị định quy định giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/06/2024 của Quốc hội.”
1.2. Đối tượng, mức giảm và thời gian áp dụng chính sách giảm thuế GTGT
1.2.1 Đối tượng giảm thuế GTGT
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2024, chính sách giảm thuế GTGT xuống còn 8% được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai kháng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.
- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Công nghệ thông tin (theo pháp luật về công nghệ thông tin).
1.2.2 Mức giảm thuế GTGT
Khoản 2 Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định mức giảm thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế như sau:
- Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
- Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.
1.2.3 Thời gian áp dụng
Nghị định số 72/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội được áp dụng từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
2. Nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.2.2 bổ sung phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
2.1 Nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.2.2 bổ sung phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Ngày 16/08/2024, Tổng cục Thuế đưa ra thông báo nâng cấp phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.2.2 đáp ứng Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15. Theo đó phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2 nâng cấp bổ sung Phụ lục giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 đối với các tờ khai:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng – 01/GTGT (TT80/2021): Cho phép đính kèm đối với ngành nghề “Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường” hoặc “Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí” hoặc “dành cho nhà máy sản xuất điện khác địa bàn tỉnh nơi có trụ sở chính” có các kỳ tính thuế như sau:
- Kỳ tháng: Từ tháng 07/2024 – tháng 12/2024
- Kỳ quý: Từ quý 3/2024, quý 4/2024
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng – 04/GTGT (TT80/2021): Cho phép đính kèm đối với các kỳ tính thuế như sau:
- Nếu không tích chọn <Thu hộ>:
- Kỳ lần phát sinh: Từ ngày 01/07/2024 – ngày 31/12/2024
- Kỳ tháng: Từ tháng 07/2024 – tháng 12/2024
- Kỳ quý: Quý 3/2024, quý 4/2024
- Nếu tích chọn <Thu hộ>:
- Kỳ tháng: Từ tháng 07/2024 – tháng 12/2024
- Kỳ quý: Quý 3/2024, quý 4/2024
- Nếu không tích chọn <Thu hộ>:
- Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh – 01/CNKD (TT40/2021): Cho phép đính kèm đối với các kỳ tính thuế như sau:
- Kỳ lần phát sinh: Từ ngày 01/07/2024 – ngày 31/12/2024
- Kỳ tháng: Từ tháng 07/2024 – tháng 12/2024
- Kỳ quý: Quý 3/2024, quý 4/2024
- Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản – 01/TTS (TT40/2021): Cho phép đính kèm đối với các kỳ tính thuế như sau:
- Tờ khai theo kỳ thanh toán: “Từ kỳ thanh toán” đến “Đến kỳ thanh toán” có giao với khoảng thời gian từ 01/07/2024 – 31/12/2024
- Kỳ tháng: Từ tháng 07/2024 – tháng 12/2024
- Kỳ quý: Quý 3/2024, quý 4/2024
2.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2
Lưu ý: Để cài đặt phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2, yêu cầu máy tính cần đáp ứng hệ điều hành Windows 7 trở lên và đã cài Net Framwork 3.5 trở lên.
2.2.1 Trường hợp máy tính đã cài phần mềm HTKK phiên bản dưới 5.2.2
Bước 1. Mở phần mềm HTKK trên máy tính, giao diện phần mềm hiển thị thông báo cập nhật phần mềm HTKK lên phiên bản 5.2.2 >> Chọn “Có”.
Bước 2. Hiển thị thông báo Cập nhật phiên bản thành công >> Chọn “Yes”.
2.2.2 Trường hợp máy tính chưa cài đặt phần mềm HTKK
Bước 1. Tải về phần mềm HTKK mới nhất 2024 Tại đây
Bước 2. Giải nén phần mềm và tiến hành cài đặt.
- Chọn thư mục vừa giải nén >> Click đúp vào file Setup.exe >> Ấn “Tiếp tục”
- Lựa chọn thư mục để lưu phần mềm HTKK tại “Thay đổi” >> “Tiếp tục” >> “Cài đặt”
- Cuối cùng chọn “Finish” để hoàn thành cài đặt.
3. Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15 trên phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2
3.1 Khi nào cần kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định như sau: “6. Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT thì phải nộp phụ lục giảm thuế đính kèm tờ khai thuế GTGT theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
3.2 Mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15
Mẫu phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 trên phần mềm HTKK phiên bản 5.2.2 gồm ba phần:
- (I) Phần dành cho các mặt hàng hoặc dịch vụ mua vào với thuế suất 8% (áp dụng cho người nộp thuế kê khai theo phương pháp khấu trừ thuế):
- Tên hàng hóa, dịch vụ (2): Nhập tên hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.
- Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa có thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ (3): Nhập giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa bao gồm thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ.
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ (4): Sau khi nhập thông tin tên hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế và giá chưa tính thuế vào các cột (2) và (3), phần mềm HTKK sẽ tự động tính ra số tiền thuế GTGT với mức thuế là 8% tại cột (4).
- (II) Phần dành cho các mặt hàng hoặc dịch vụ bán ra trong kỳ khai thuế.
- Tên hàng hóa, dịch vụ (2): Nhập tên hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ được áp dụng mức thuế suất GTGT 8%.
- Giá trị hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT (3): Nhập giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra chưa bao gồm thuế GTGT.
- Thuế suất thuế GTGT theo quy định (4): Mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ khi chưa áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 (10%).
- Thuế suất thuế GTGT sau giảm (5): Mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ sau khi áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 (8%).
- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra được giảm (6): Sau khi nhập thông tin tên hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế và giá chưa tính thuế vào các cột (2) và (3), phần mềm HTKK sẽ tự động tính ra số tiền thuế GTGT được giảm tại cột (6).
- (III) Chênh lệch thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra và mua vào trong kỳ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%: Sau khi nhập xong thông tin tại phần (I) và phần (II), phần mềm HTKK sẽ tự động tính ra số chênh lệch tiền thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra và mua vào trong kỳ được áp dụng mức thuế suất GTGT 8%.
4. Giải pháp xuất hoá đơn điện tử đáp ứng Nghị quyết 142/2024/QH15 về giảm thuế GTGT
Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon đã cập nhật để đáp ứng kịp thời các nghiệp vụ về hóa đơn liên quan đến Nghị quyết 142/2024/QH15 và Nghị định 72/2024/NĐ-CP:
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng:
- Nếu đơn vị đang sử dụng mẫu hóa đơn thuế suất chi tiết (trên hóa đơn hiển thị nhiều mức thuế suất) để phát hành hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị quyết 101/2023/QH15 hoặc Nghị quyết 110/2023/QH15: Đơn vị tiếp tục sử dụng mẫu hóa đơn này để phát hành hóa đơn giảm thuế GTGT năm 2024 theo Nghị quyết 142/2024/QH15. Tại giao diện Thêm mới hóa đơn, dòng thuế suất chọn mức thuế suất 8%.
-
- Nếu đơn vị đang sử dụng mẫu hóa đơn thuế suất tổng (trên hóa đơn chỉ hiển thị một mức thuế suất): Đơn vị có thể chuyển đổi mẫu hóa đơn đang sử dụng sang mẫu hóa đơn thuế suất chi tiết theo hướng dẫn tại đây
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng: Tại giao diện thêm mới hóa đơn, chọn loại Giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.
>> Đăng ký sử dụng ngay Phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon để xuất hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15.
Việc kê khai phụ lục giảm thuế GTGT theo đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật. Doanh nghiệp cần lưu ý cập nhật thường xuyên các chính sách thuế và văn bản pháp luật để thực hiện kê khai một cách chính xác và hiệu quả.
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
Tư liệu tham khảo:
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Thư viện pháp luật;
- Luật Việt Nam.